Address & Contact

Our Address

23 Lê Quý Đôn, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

GPS

10.7912776, 106.6801012

Telephone

ASHTANGA

Ashtanga Yoga là gì?

Ashtanga Yoga là một trường phái rất phổ biến trên thế giới, là một hình thức tập luyện mạnh mẽ, kỷ luật nhằm tạo ra một tâm trí, cơ thể và hệ thần kinh vững vàng, khỏe mạnh. Ashtanga có nghĩa là tám chi hay tám nhánh trong tiếng Phạn. Mỗi chi (mỗi khía cạnh) là một phương pháp mà khi tập luyện người ta có thể đạt đến sự nhận thức sâu sắc và do đó có lối sống hài hòa với thiên nhiên và vũ trụ.

Asana (tư thế) là chi thứ ba. Mục đích của sự tập luyện các tư thế là để thanh lọc cơ thể , và chuẩn bị cho thiền định. Tâm trí cũng cần được làm sạch, cả về lời nói và hành vi. Các chi khác cần tập luyện là Yamas – thông qua việc rèn luyện hành vi đạo đức và các ứng xử xã hội; Niyamas – hành vi cá nhân; Pranayama – kiểm soát hơi thở;  Pratyahara – làm chủ cảm xúc; Dharana – sự tập trung; Dhyana – là sự thiền định.  Và cuối cùng khi tất cả các chi trên được rèn luyện tinh thông thì trạng thái phúc lạc của chi cuối cùng Samadhi có thể đạt được. Đó là cảnh giới tối cao của việc thực hành.

Kinh Yoga Patanjali

Khoảng 2000 năm trước, nhà hiền triết vĩ đại người Ấn Patanjali, đã viết về Ashtanga yoga trong một bộ sách gồm 196 câu cách ngôn được gọi là Kinh Yoga. Cùng với việc nêu tám chi của Ashtanga yoga, ông còn mô tả bản chất của sự đau khổ và hướng dẫn con người hiểu được gốc rễ của ý thức và những thành quả có được thông qua việc thực hành yoga và có cách tiếp cận cân bằng với cuộc sống. Patanjali nêu ra năm phiền não của con người gọi là kleshas cần được khắc phục để đạt được sự giải thoát tuyệt đối. Đó là: sự ràng buộc; ác cảm; bản ngã; vô minh (của bản thân) và sợ hãi (đánh mất bản thân). Cũng được trích dẫn trong Kinh – sáu chất độc – arishadvargas, làm che mờ ánh sáng trong tim hoặc tâm trí. Đó là: sự ham muốn; tức giận; tham lam; ảo tưởng; kiêu ngạo và ghen ghét. Patanjali chỉ ra rằng thông qua việc tập luyện Ashtanga yoga, những hạn chế này có thể tiêu tan và sự an yên thực sự có thể đạt được.

Hệ thống tư thế Ashtanga

Asana – chi thứ ba của Ashtanga là những tư thế mạnh mẽ, đồng bộ giữa hơi thở và chuyển động (vinyasa); điểm nhìn (dristi) và các khóa năng lượng (bandhas). Mục đích của việc thực hành tư thế Ashtanga là để đạt được sự liên kết hoàn hảo của hơi thở, điểm nhìn và chuyển động (3 yếu tố này gọi là tristhana). Thông qua đó, để phát triển ‘Thiền trong chuyển động’ (moving meditation). Trong suốt quá trình luyện tập, hít và thở thật chậm bằng mũi, cho phép dòng năng lượng sống – prana được chảy thông suốt khắp cơ thể vi tế. Cùng với việc thực hành đúng tristhana, năng lượng tiềm ẩn trong các kênh năng lượng – nadis và xung quanh các luân xa (trung tâm năng lượng) có thể được khai phóng. Điều này sẽ cho phép prana chảy tự do khắp cơ thể, làm tan biến mọi ách tắc về thể chất cũng như tinh thần.

Thông qua việc thực hành thường xuyên chuỗi asana một cách chính xác, cơ thể sẽ trở nên linh hoạt, mạnh mẽ và nhẹ nhàng, độc tố được loại bỏ và máu sẽ được tinh lọc. Nhiều cơ chế cung cấp hay hấp thu chất dinh dưỡng được cải thiện. Hơi thở được kiểm soát chậm và tỉnh thức, tâm trí theo đó mà tập trung và tĩnh lặng đáng kinh ngạc, dẫn đến cảm giác bình tĩnh và an yên.

Hiện Ashtanga gồm sáu ‘series’: Primary (Yoga Chikitsa) có tác dụng giải độc, cân bằng, mở rộng và tăng cường sức mạnh thể chất; Intermediate (Nadi Sodhana) thanh lọc hệ thần kinh; Advanced A, B, C và D (Sthira Bhaga Samapta) thể hiện mức độ cao của sự mạnh mẽ, linh hoạt, sự ân sủng và khiêm tốn. Khi một asana được tập thành thục có kiểm soát (với hơi thở sâu tĩnh lặng) thì asana tiếp theo sẽ được thêm vào cho đến khi hết ‘series’ và được luyện tập một cách đều đặn. Với thời gian (khi cơ thể và tâm trí được thanh lọc, phát triển mạnh mẽ và trở nên rộng mở) thì các khía cạnh khác của Ashtanga sẽ hiển hiện rõ ràng hơn cho phép người thực hành tìm thấy bản chất thực sự và kết nối với vũ trụ.

MYSORE STYLE

Phương pháp Mysore

Là phương pháp truyền thống trong tập luyện Ashtanga Vinyasa Yoga, được xây dựng và đặt tên bởi Shri K. Pattabhi Jois vì được dạy ở Mysore, Ấn Độ. Ngày nay phương pháp này được tiếp tục và lan toả trên toàn thế giới bởi tính độc đáo, ưu việt và sáng tạo. Trong lớp Mysore, học sinh được dạy một chuỗi các tư thế thông qua hướng dẫn từng bước một. Các động tác chính xác, hơi thở và các khía cạnh khác của thực hành được học dần dần tuỳ theo khả năng và thể trạng của từng học sinh, ai cũng có thể tiếp cận và tập được. Phương pháp này cho phép học sinh có thời gian tập và ghi nhớ những gì đã được hướng dẫn trước khi được học thêm tư thế mới. Học sinh có thể thực hành độc lập và theo tốc độ của riêng mình trong khi vẫn nhận được nguồn năng lượng và cảm hứng từ các bạn cùng lớp. Giáo viên và trợ lý có thể làm việc với từng học sinh, người mới có thể nhận được nhiều sự hướng dẫn hơn cho đến khi họ thành thạo và có thể tự tập. Tuy vậy sự điều chỉnh và hổ trợ vẫn tiếp tục khi cần thiết. Nhìn chung trong lớp Mysore khá yên lặng, chỉ nghe tiếng thở. Giáo viên chỉnh sửa bằng tay là chính đôi khi cũng bằng lời nói. Và đôi lúc cảm xúc không thể kiểm soát cũng bật thành những âm thanh khó tả 😘

Lớp Led

Mỗi tuần sẽ có một buổi tập Led thay cho lớp Mysore [có thể vào ngày thứ Sáu hoặc Chủ Nhật]. Lớp Led củng cố hệ thống vinyāsa thích hợp – khi nào nên hít vào và khi nào thở ra khi chúng ta đi vào và ra khỏi mỗi tư thế. Guruji nhấn mạnh tầm quan trọng của việc này là chỉ khi Vinyāsa hoàn hảo, thì tâm trí sẽ được kiểm soát và điều chỉnh. Đối với cả những học sinh mới và lâu năm, thì lớp Led là một khích lệ cần thiết đối với việc thực hành Mysore thường xuyên. Đó còn là cơ hội chắc chắn rằng mỗi vinyāsa đang được học và thực hành một cách chính xác. Hơn nữa, việc có thể theo sát nhịp đếm và tốc độ của giáo viên, là cơ hội để tăng sức mạnh bên trong và bên ngoài và mối liên kết giữa Thầy Trò với dòng dõi truyền thống ❤️

Thực hành 6 ngày mỗi tuần

là tốt nhất ngay cả khi mới bắt đầu. Học sinh chỉ nghỉ một hoặc hai ngày mỗi tuần để cho phép cơ thể nghỉ ngơi [theo truyền thống, phụ nữ nghỉ 3 ngày trong kỳ kinh nguyệt]. Nếu có thể, sự luyện tập nên được thực hiện cùng khoảng thời gian cố định mỗi ngày. Bạn sẽ tạo thói quen và cơ thể đáp ứng tốt hơn với thực hành. Mặc dù có thể thấy ‘rêm’ mình khi mới bắt đầu, nhưng việc thường xuyên luyện tập sẽ loại bỏ sự khó chịu này và tiếp thêm sức mạnh và dẻo dai cho cơ thể. Nếu như không thể cam kết thực hành hàng ngày, thì ít nhất hai hoặc ba lần mỗi tuần cũng là một khởi đầu tốt 🍋

LỊCH HỌC YOGA

Lịch tập từ T2/2022

Lớp Mysore học trực tiếp

Thứ Hai – Tư – Sáu:  7.10 – 10.00am
Học phí: 600k / 5 classes (có giá trị trong tháng)
Drop-in: 200,000 VND

Đăng ký
Mysore dành cho tất cả các bạn mới và đang tập Primary Series & Intermediate Series. Các bạn đến tập hoặc đăng ký trong khung giờ trên nhé. Cảm ơn các bạn 🙏🏼

Where: @Ashtanga Yoga Studio
Copac Square Building – 12 Ton Dan, Dist. 4
Block B – Room 18B5

Lịch các lớp online qua zoom

💥 Lớp Vinyasa
Thứ Hai – Thứ Tư – Thứ Sáu: 6.00 – 7.00AM & 5.00 – 6.00PM
Học phí: 600k / 1 tháng (12 buổi)

💥 Lớp Moving the Spine (dự kiến)
Chủ Nhật: 14.30 – 15.45
Học phí: 100k / 1 buổi

Đăng ký
Các bạn vui lòng gửi tin nhắn qua trang [này] hoặc phone / Zalo 0903756788 để đk và xác nhận thanh toán nhé.
[Thông tin ck: Hoang Thi Phuong Thao – So TK: 254741849 – Ngan Hang: ACB – CN Sai Gon]
Nội dung: Ten Fb – [Lớp]
Để biết thêm thông tin về các Lớp online, các bạn nhấn vào [đây] để tham gia nhóm Online Yoga Classes nhé 💓

Lớp cá nhân

Lớp cá nhân xin vui lòng liên hệ:

Email: [email protected]
Phone: 090 37 56788

Thông tin liên hệ:

ASHTANGA Yoga Saigon

090 375 67 88
 Xem thêm các cơ sở Yoga khác